Xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030, xoá nhà tạm, nhà dột nát

06/12/2023

Nghị quyết 42 xác định rõ mục tiêu tổng quát đến năm 2030 xây dựng hệ thống chính sách xã hội theo hướng bền vững, tiến bộ và công bằng…Con người là trung tâm của chính sách xã hội

Sáng 4/12, tại Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính truyền đạt chuyên đề: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.

Dành thời gian phân tích chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về một số lĩnh vực trụ cột, Thủ tướng nêu rõ, Đại hội XIII của Đảng xác định rõ 3 đột phá chiến lược về thể chế, nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng; trong đó nguồn nhân lực được xác định là yếu tố then chốt cho phát triển bền vững.

trao đổi tại hội nghị. Ảnh Như Ý

Theo Thủ tướng, tất cả các yếu tố nền tảng nêu trên đều liên quan đến con người, đến nhân dân. Nguyên tắc xuyên suốt: Con người là trung tâm của chính sách xã hội – tất cả vì con người, vì nhân dân. Lấy con người làm trung tâm, là chủ thể, nguồn lực, động lực quan trọng nhất và là mục tiêu của sự phát triển; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần

Thủ tướng khẳng định, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15 về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020, chúng ta đã cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đã đề ra.

Trong đó, đối tượng người có công với cách mạng được mở rộng với chế độ và chính sách ưu đãi phù hợp. Hiện có trên 1,2 triệu người có công và thân nhân đang hưởng chế độ ưu đãi hằng tháng; 98,6% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình trên địa bàn.

Số người hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên tăng hằng năm và đạt 3,3 triệu người năm 2022. Trong 3 năm phòng, chống dịch COVID-19, đã hỗ trợ với số tiền trên 120.000 tỷ đồng và trên 200.000 tấn gạo hỗ trợ cho trên 68 triệu lượt người dân, người lao động gặp khó khăn.

Tỉ lệ hộ nghèo từ gần 60% vào năm 1986 giảm xuống còn dưới 3% vào năm 2022.

Sau khi phân tích về nguyên nhân của những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập, một số bài học kinh nghiệm, Thủ tướng cho rằng tình hình thế giới thời gian tới dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường.

Thủ tướng cho biết, tốc độ già hóa dân số tăng nhanh đặt ra những thách thức lớn trong bảo đảm an sinh xã hội cho người cao tuổi và nguồn cung lao động. Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh tiếp tục diễn biến khó lường, gây hậu quả nặng nề, Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ biến đổi khí hậu toàn cầu.

Quay lại
Bài viết khác
20/03/2024
Kinh nghiệm mua nhà trong 8 bước
Nhà đất là một loại tài sản giá trị cao, hầu hết người mua chọn đặt...
Xem thêm
20/03/2024
10 Lưu Ý Khi Giao Dịch BĐS Cho Người Mới
Mua bán bất động sản thường có giá trị lớn, nhà đầu tư, người mua mới...
Xem thêm
14/03/2024
Thấy hàng xóm xây nhà to, chồng tôi quyết định bán đất để xây to hơn
Thấy hàng xóm xây nhà to, chồng tôi quyết định bán đất để xây to hơn Nghe...
Xem thêm
13/03/2024
“Hai bằng đại học không bằng người có nhà, đất”
“Hai bằng đại học không bằng người có nhà, đất” “Thằng kỹ sư như...
Xem thêm